A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BC kết quả triển khai nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2020-2021

PHÒNG GD & ĐT TP HƯNG YÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC BẢO KHÊ

 

Số: 176a/BC-THBK

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                  

                                                                    Bảo Khê, ngày 02 tháng 7 năm 2020

 

BÁO CÁO

Kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2019-2020

Thực hiện Công văn số 492/PGD&ĐT ngày 29/6/2020 về việc báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ QLCL năm học 2019-2020, trường Tiểu học Bảo Khê báo cáo như sau:

1 . Kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng theo hướng dẫn tại Công văn số 664/PGD&ĐT ngày 25/11/2019 của Phòng GD&ĐT về việc hướng dẫn nhiệm vụ quản lý chất lượng giáo dục năm học 2019-2020:

1.1.Công tác thi và đánh giá chất lượng giáo dục

         1.1.1. Việc ban hành các văn bản chỉ đạo:

Thực hiện Công văn số 664/PGD&ĐT ngày 25/11/2019 của Phòng GD&ĐT về việc hướng dẫn nhiệm vụ quản lý chất lượng giáo dục năm học 2019-2020 và các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020. Trường Tiểu học Bảo Khê xây dựng Kế hoạch kiểm tra chất lượng giáo dục năm học 2019-2020,  tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch đề ra cụ thể:

- Tổ chức dạy học: Thực hiện theo kế hoạch phát triển năng lực mà trường đãn xây dựng. Chú trọng đổi mới phương pháp dạy và học, vận dụng các kỹ thuật dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy nhằm phát huy năng lực của học sinh theo kế hoạch của nhóm bộ môn đã xây dựng.

- Kiểm tra thường xuyên, định kỳ: Nhà trường chỉ đạo các nhóm bộ môn kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo đúng Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016. Tổ chức kiểm tra theo bao gồm các câu hỏi, bài tập ( tự luận và trắc nghiệm) theo đúng 4 mức độ yêu cầu: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao; kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự luận và hình thức trắc nghiệm khách quan một cách hợp lí. Ngoài ra các nhóm bộ môn thực hiện kiểm tra thường xuyên, đinh kỳ bằng các bài kiểm tra thực hành theo quy định của nhóm bộ môn.

- Tổ chức ôn tập: Tổ chức ôn tập theo kế hoạch đảm bảo nội dung ôn tập đạt chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng phát huy năng lực học sinh theo quy định. Tổ chức bổ sung kiến thức, kỹ năng còn yếu trong các tiết học phụ đạo.

1.1.2. Việc thực hiện ra đề kiểm tra định kỳ và kiểm tra chất lượng cuối học kì I và cuối năm học  ở các khâu:

- Khâu ra đề: biên soạn đề kiểm tra theo Thông tư số 30/2014/TT-BGD&ĐT

ngày 28 tháng 8 năm 2014 và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9

năm 2016. Xây dựng ma trận đề, ra đề, hướng dẫn chấm theo đúng 4 mức độ nhận thức:

+ Mức 1: Nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học.

+ Mức 2: Hiểu kiến thức, kĩ năng đã học. trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân.

+ Mức 3: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn dề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.

+ Mức 4: Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.

- Khâu coi, chấm bài kiểm tra: Nhà trường tổ chức coi thi và chấm thi tập trung, nhập điểm, soát điểm theo đúng quy định.

1.2. Việc xây dựng và phát triển ngân hàng câu hỏi phục vụ ra đề thi, kiểm tra tại trường;

- Triển khai, tổ chức và hướng dẫn giáo viên tham gia biên soạn câu hỏi, xây dựng ngân hàng câu hỏi đề thi trên mạng.

- Câu hỏi phải được xây dựng theo bốn mức độ gồm:

+ Mức 1: Nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học.

+ Mức 2: Hiểu kiến thức, kĩ năng đã học. trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân.

+ Mức 3: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn dề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.

+ Mức 4: Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.

- Nội dung câu hỏi được biên soạn phải bảo đảm tính khoa học, chính xác, phù hợp với lứa tuổi học sinh; không biên soạn câu hỏi kiểm tra, đánh giá những nội dung, bài tập câu hỏi vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục hiện hành.

- Tăng cường cho các giáo viên được tham gia các lớp tập huấn về đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp kim tra, nghiên cứu hành động, đánh giá theo chương trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Xây dựng và phát triển ngân hàng đề thi và ngân hàng câu hỏi thi đánh giá năng lực học sinh;

1.3. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thi, kiểm tra, đánh giá.

- 100% đề thi được in ấn và bảo mật ;

- Các đề thi được soạn thảo trên máy vi tính được đảm bảo nội dung và chất lượng.

- Các số liệu kiểm tra, quản lý thi, đánh giá được cập nhật trực tiếp trên cơ sở dữ liệu ngành giáo dục.

- Các số liệu báo cáo được tính toán trực tiếp trên máy tính từ kết quả học tập của học sinh.

2. Cồng tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục.

 2.1.Việc xây dựng kế hoạch đảm bảo chất lượng:

- Tiếp tục đổi mới công tác quản lí, đẩy mạnh việc thực hiện phân cấp quản lí, giao quyền tự chủ cho cho các bộ phận, các tổ chuyên môn, xã hội hoá giáo dục; Thực hiện Quy chế công khai theoThông tư số 36/2017/TT- BGDĐTngày 8/12/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

- Tiếp tục thực hiện việc giao quyền chủ động cho giáo viên trong việc “chủ động cụ thể hóa phân phối chương trình học tập của học sinh phù hợp với từng lớp học cụ thể, đảm bảo yêu cầu giáo dục học sinh tiểu học và yêu cầu nhiệm vụ quy định trong chương trình tiểu học” .Công văn 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/2/2006 và Quyết định số 736/QĐ-BGDĐT điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng cho năm học 2019-2020; ngày 26/3/2020 Bộ GDĐT đã ban hành công văn số 1061/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn dạy học qua Internet, trên truyền hình cho học sinh phổ thông trong thời gian học sinh nghỉ học ở trường vì dịch COVID-19 năm học 2019-2020.

- Ban giám hiệu thống nhất thực hiện việc kiểm tra hồ sơ sổ sách, kế hoạch bài dạy của giáo viên qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí, quán triệt thực hiện Chỉ thị 138/CT-BGD ĐT ngày 18 tháng 1 năm 2019 về việc chấn chỉnh tình trạng lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường để giáo viên có nhiều thời gian tập trung vào nhiệm vụ đổi mới hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học; bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý, xây dựng và triển khai các phần mềm quản lý, kết nối liên thông dữ liệu với phần mềm cơ sở dữ liệu ngành.

2.2.Công tác tổ chức tự đánh giá nhà trường (việc xây dựng kế hoạch, tổ chức tự đánh giá, kết quả tự đánh giá, việc đề xuất đánh giá ngoài);

   - Hằng năm nhà trường đều lập kế hoạch cơ sở vật chất từ đầu năm học. Thường xuyên tham mưu với các cấp các ngành quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường. Tăng cường tìm các nguồn lực đầu tư xây dựng công trình lớp học và các công trình phụ trợ. Coi đây là vấn đề cấp bách được tập chung ưu tiên hàng đầu nhằm giải quyết nhu cầu phòng học đạt chuẩn, đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh.

+ Hiện tại trường có 18phòng/18lớp, 01 Phòng Tin học, 01 phòng Thư viện, 01 phòng thiết bị đồ dùng,01 phòng Ngoại ngữ, 01 phòng Hiệu trưởng, 01 phòng Phó Hiệu trưởng, 01 phòng hành chính (kế toán - văn thư), 01 phòng Y tế, 01 phòng Hội đồng SP, 01 phòng bảo vệ, 01 nhà ăn bán trú.

- 100% các lớp đều có đủ bàn ghế giáo viên, bàn ghế học sinh, các phòng học có máy chiếu và trang thiết bị phòng máy tính cho học sinh cơ bản, phòng Tiếng Anh đáp ứng nhu cầu học ngoại ngữ của các em học sinh.

-  Để phấn đấu trường học đạt chuẩn quốc gia, ngoài việc huy động các nguồn lực đầu tư đảm bảo các tiêu chí vê cơ sở vật chất, nhà trường còn duy trì chất lượng giáo dục đào tạo. Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí chỉ đạo, xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục; coi sự chấp hành và hiệu quả công tác là thước đo năng lực quản lý của cán bộ; đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nư­ớc về giáo dục. Các hoạt động của nhà trường được duy trì ổn định. 

- Coi trọng việc tự đánh giá chất lượng giáo dục. Bám sát 5 tiêu chuẩn và 28 tiêu chí để đánh giá xem xét, tự kiểm tra các tiêu chí chất lượng, căn cứ vào bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường Tiểu học, để từ đó chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí mà nhà trường đã thực hiện trong năm, nhằm mục đích xây dựng kế hoạch cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường và các biện pháp thực hiện để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ Giáo Dục và Đào tạo ban hành, phấn đấu trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 vào năm 2020.

- Thường xuyên tăng cường đầu tư kinh phí, ngân sách xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường mua sắm trang thiết bị phục vụ nhu cầu giáo dục của đơn vị. Ngoài ra còn có sự chung tay vào cuộc của các cấp các ngành. Xây dựng các văn bản chỉ đạo hướng dẫn, quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo. Thay đổi quan điểm tư duy về giáo dục. Đổi mới công tác quản lý, đổi mới các thức tổ chức và phương pháp dạy học, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh, nhằm phát huy phẩm chất năng lực của người học.

- Coi trọng công tác phát triển đảng, công tác chính trị, tư tưởng trong trường học, đặc biệt là đội ngũ giáo viên. Cấp ủy trong các cơ sở giáo dục - đào tạo thực sự đi đầu đổi mới, gương mẫu thực hiện và chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân về việc tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. Lãnh đạo nhà trường phát huy dân chủ, dựa vào đội ngũ giáo viên, nhân viên và học sinh, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương để xây dựng nhà trường.

    1. . Việc thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng;

-  Tiếp tục duy trì,củng cố các chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn đã đạt;

  Chỉ tiêu: 5 năm tiếp theo hoàn thành đủ các chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn chưa đạt:

 - Hoàn thành sân chơi bãi tập bảo đảm xanh, sạch, đẹp;

 - Xây dựng thư viện đạt chuẩn, có phòng đọc riêng.

 - Xây dựng thêm các phòng học chức năng như: Âm nhạc……

2.4.Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện tự đánh giá.

- Tình hình tổ chưc các lớp tập huấn, bồi dưỡng về ứng dụng CNTT cho, giáo viên tại nhà trường, trọng tâm như: Các phần mềm hỗ trợ giảng dạy, phần

mềm quản lý nhà trường, phần mềm thiết kế bài giảng điện tử e-learning,…

- Việc cung cấp tài liệu bồi dưỡng cơ bản về CNTT để cán bộ, giáo viên tự nghiên cứu, bồi dưỡng.

- Triển khai tốt các văn bản quy định, hướng dẫn của Phòng, của Sở đến toàn thể  CBGV.

- Kết hợp tổ chức vận động CB-GV tích cực học tập nâng cao trình độ về tin học, kỹ năng truy cập internet, soạn bài giảng điện tử…

- Ý thức trách nhiệm của CB-GV trong việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý Giáo dục và dạy-học ngày càng được nâng cao và được coi trọng.

3. Việc quản lý văn bằng

- Nhà trường đã  tổ chức quán triệt quy chế về quản lý văn bằng, chứng chỉ của giáo viên và học sinh;

- Nhà trường  đảm bảo các điều kiện csvc, thiết bị lưu giữ văn bằng chưa phát cho người học :

+ Nhà trường đảm bảo đủ tủ hồ sơ, tủ đựng văn bằng chứng chỉ cho người học.

+ Lưu giữ các kết quả giáo dục của người học đảm bảo tốt

- Việc quản lý, cấp phát bằng tốt nghiệp;

+ Phát bằng tốt nghiệp cho người học ở cơ sở giáo dục theo danh sách được công nhận tốt nghiệp; người phát bằng tốt nghiệp phải ghi trực tiếp số vào sổ cấp bằng, ngày, tháng, năm vào sổ cấp bằng khi phát bằng cho người được công nhận tốt nghiệp.

+ Nhà trường có trách nhiệm ghi đầy đủ các thông tin về bằng tốt nghiệp của người họ vào sổ đăng bộ.

 4. Đánh giá chung.

 4.1.Ưu điểm.

          Nhà trường đã xây dựng kế hoạch chiến lược, xây dựng và phát triển nhà trường phù hợp với đặc điểm tình hình nhà trường, địa phương. Có các giải pháp thực hiện cụ thể, thực hiện đánh giá, giám sát việc thực hiện kế hoạch đã đề ra.

        Hội đồng trường và các hội đồng khác trong nhà trường được thành lập, cơ cấu theo quy định Điều lệ trường tiểu học, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động cụ thể. Các tổ chức, đoàn thể trong trường phối kết hợp tốt trong mọi hoạt động, đoàn kết, khắc phục khó khăn, hướng tới mục tiêu phát triển nhà trường và mang lại hiệu quả thiết thực. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 100% đạt trình độ chuẩn, tỷ lệ đạt trình độ trên chuẩn cao, có tinh thần trách nhiệm nhiệt tình trong công việc. Các tổ chức đoàn thể trong trường phát huy tốt vai trò, chức năng nhiệm vụ đã góp phần đẩy mạnh được phong trào thi đua dạy tốt-học tốt. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của nhà trường được thực hiện theo quy chế, quy định phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

Đội ngũ cán bộ quản lí, tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn của nhà trường có năng lực chuyên môn vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, luôn có ý thức trách nhiệm cao trong việc xây dựng nhà trường phát triển; được bổ nhiệm theo quy trình và đảm bảo các tiêu chuẩn quy định trong Điều lệ trường Tiểu học và các văn bản quy định.

Trường có đủ các khối lớp từ ; lớp 1 đến lớp 5 và được biên chế theo quy định tại điều 17 của Văn bản hợp nhất số 03/VBHN/BGD&ĐT ban hành Điều lệ trường tiểu học. Học sinh tích cực trong các hoạt động giáo dục, lớp học thân thiện.

        Trường thực hiện quản lí hành chính, tài chính, tài sản; quản lí giáo viên, nhân viên, học sinh đạt hiệu quả. Có đủ các loại hồ sơ quản lý hành chính, tài chính, tài sản theo quy định. Kế hoạch tài chính hàng năm phù hợp với yêu cầu giáo dục của nhà trường và sự quản lí của Phòng Tài chính thành phố Hưng Yên.Thực hiện các chế độ thu chi ngoài ngân sách theo đúng quy định, không vi phạm về thu, chi tài chính. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo và lưu trữ đảm bảo đúng thời gian, số liệu, cập nhật, phản ánh đầy đủ những thông tin về hoạt động giáo dục của nhà trường.

Trường thực hiện quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Điều lệ trường tiểu học và các quy định khác của pháp luật. Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được công khai. Hàng năm, nhà trường đã đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên theo chuẩn hiệu trưởng và chuẩn nghề nghiệp giáo viên, đánh giá công chức đúng quy định.

Trường có khuôn viên rộng rãi, sạch sẽ, an toàn, mỗi lớp học riêng một phòng. Trường có khối phòng phục vụ học tập và khối phòng hành chính- quản trị, có khu bếp cho học sinh bán trú, có nhà để xe cho giáo viên và học sinh, có khu vệ sinh dành riêng cho nam, nữ. Hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường, có hệ thống nước sạch phục vụ sinh hoạt. Hệ thống thu gom rác và xử lí chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường. Các thiết bị văn phòng đầy đủ, phòng thư viện-thiết bị có sách, báo, tạp chí, tranh ảnh giáo dục. Hoạt động của thư viện cơ bản đáp ứng hoạt động dạy học của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh.  

Trường xây dựng kế hoạch chuyên môn, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, thời khóa biểu chi tiết, thực hiện đúng chương trình, thực hiện dạy đủ các môn học, đảm bảo chuẩn kiến thức, lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp phù hợp đối tượng học sinh.Trường có kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ chức thực hiện với các hình thức phù hợp lứa tuổi học sinh. Hàng năm, trường đều hoàn thành kế hoạch phổ cập theo đúng qui định. Thực hiện đánh giá học sinh theo đúng Thông tư 22/2016/TT-BGD ĐT.  Kết quả xếp loại giáo dục của học sinh đáp ứng mục tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trường, không có học sinh bỏ học.

Trường duy trì, giữ vững tập thể Lao động Tiên Tiến, tập thể Lao động  Xuất Sắc, được UBND thành phố, Sở Giáo dục khen thưởng, tặng giấy khen, được được UBND tỉnh Bằng khen, Cờ thi đua.

          4.2.Tồn tại, hạn chế.

Cơ sở vật chất nhà trường còn 4 lớp học nhà cấp 4 xây dựng lâu năm đã xuống cấp. Phòng học thiếu, bếp ăn bán trú của nhà trường chưa đảm bảo các điều kiện bếp ăn tập thể. Khu nhà vệ sinh học sinh chưa đảm bảo diện tích theo quy định.

Đội ngũ giáo viên thiếu, chưa  đồng bộ. Trường thiếu 3 giáo viên dạy văn hóa do có giáo viên nghỉ hưu và số lớp tăng. Trường chưa có giáo viên dạy thể chất, giáo viên dạy âm nhạc, giáo viên dạy Tin học.

Năng lực học sinh không đồng đều, còn học sinh chưa hoàn thành môn học.

Trên địa bàn xã chủ yếu là thuần nông, nhận thức và điều kiện kinh tế của người dân không đồng đều nên công tác xã hội hoá giáo dục để tăng cường CSVC và điều tra phổ cập còn hạn chế.

4.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế.

4.3.1. Nguyên nhân chủ quan.

         Đối chiếu với Thông tư  17/ 2018/TT-BGD&ĐT ngày 22/8/2018 Ban hành quy định về kiểm định chất lượng GD và công nhận đạt chuẩn Quốc gia đối với trường tiểu học, trường  tiểu học Thành phố Hưng Yên chưa đạt chuẩn Quốc gia là do: Tiêu chuẩn 2 về đội ngũ giáo viên; Tiêu chuẩn 3 về cơ sở vật chất chưa đạt, do thiếu giáo viên, thiếu phòng học, thiếu sân tập thể thao và phòng đa chức năng. Nhà vệ sinh, bếp ăn bán trú, thư viện chưa đạt.

        Số học sinh, số lớp tăng theo cơ học; một số GV đến tuổi được nghỉ theo chế độ.

4.3.2. Nguyên nhân khách quan.

        - Đội ngũ giáo viên do UBND thành phố Hưng Yên biên chế chưa đủ.

        - Địa phương là một xã thuần nông, kinh tế còn gặp khó khăn, vì vậy việc đầu tư cho giáo dục còn hạn chế. Công tác XHH gặp nhiều khó khăn.

         - Nhiều cha, mẹ học sinh đi làm ăn xa gửi con cái cho ông bà chăm sóc nên cũng ảnh hưởng đến việc học tập của các em..

5.Dự kiến kế hoạch công tác năm học 2020-2021.

5.1. Mục tiêu chung.

Giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

Phấn đấu các tiêu chuẩn còn lại để trường đạt chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, học sinh năng khiếu, các hoạt động trải nghiệm.

Xây dựng cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị đầy đủ, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của giáo dục.

5.2. Mục tiêu cụ thể.

Thực hiện hiệu quả về đổi mới giáo dục, dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học, học sinh 100% được đánh giá mức đạt trở lên về phẩm chất và năng lực, vận dụng tốt các kiến thức đã học vào thực tế.

Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của học sinh.

Bồi dưỡng, phát triển học sinh năng khiếu, tổ chức các câu lạc bộ để phát huy năng lực của học sinh.

Thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.

Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao kiến thức trình độ chuyên môn, đổi mới sinh hoạt chuyên môn tổ (nhóm).

Tạo không khí làm việc thân thiện, dân chủ; phát huy năng lực, sở trường, khả năng sáng tạo của giáo viên, thực hiện tốt văn hóa công sở.

5.3. Nội dung thực hiện chương trình giáo dục.

5.3.1. Thực hiện chương trình các môn học và hoạt động giáo dục

Căn cứ khung chương trình giáo dục phổ thông 2018 ban hành theo Thông tư 32/2018 của Bộ GD&ĐT và các văn bản hướng dẫn nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục chi tiết cho các môn học.

Kế hoạch dạy học đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, đối tượng học sinh theo từng khối lớp, điểm trường, đồng thời phải đảm bảo dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học.

Các tổ (nhóm) chuyên môn có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, thiết kế tiến trình dạy học trong mỗi môn học, chủ đề dạy học; các chủ đề phù hợp, theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; tăng cường các hoạt động trải nghiệm giúp học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.           Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương, khả năng học tập của học sinh.

5.3.2. Quy định thời gian học.

Tổng thời gian thực học là 35 tuần (học kỳ I: có 18 tuần thực học, học kỳ II: có 17 tuần thực học).

Học kì I bắt đầu sau khai giảng, kết thúc trước ngày 10/01/2021

Học kì II bắt đầu từ ngày 13/01/2021, hoàn thành chương trình giáo dục trước ngày 25/5/2021.

5.3.3. Chương trình giáo dục chính khóa (Phụ biểu đính kèm)

5.3.4. Các hoạt động ngoại khóa, Câu lạc bộ.

5.3.4.1. Các hoạt động ngoại khóa.

Tổ chức và quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ GDĐT quy định về Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.

Tổ chức các loại hình hoạt động trải nghiệm gồm:

Sinh hoạt dưới cờ gồm hoạt động nghi lễ và các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường, nói chuyện truyền cảm hứng; truyền thông các vấn đề xã hội như tuyên truyền các dịch bệnh, tuyên truyền chủ đề hoạt động tháng.

Sinh hoạt lớp gồm tổ chức các hoạt động hành chính, sinh hoạt lớp sinh hoạt lớp theo chủ đề (theo chương trình nhà trường ) sinh hoạt lớp hàng tuần, các hoạt động chung của tập thể lớp (tham quan, thi đua học tập giữa các tổ học sinh...). Ngoài ra có thể tổ chức các hoạt động truyền thông, các thông điệp; triển khai các

phong trào của nhà trường

Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ đề Hoạt động NGLL thường xuyên và hoạt động ngoài giờ lên lớp định kỳ. Hình thức tổ chức sinh hoạt thường xuyên được thực hiện đều đặn từng tuần, thực hiện ở trường và cả ở nhà với nhiệm vụ trải nghiệm được giao như nhau đến từng học sinh.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp định kỳ :

Giáo dục thông qua các hoạt động văn hoá - thể thao và vui chơi: Các hội thao, hội thi (Hội khoẻ Phù Đổng), các cuộc thi văn hoá, văn nghệ của học sinh.

Tăng cường lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; học tập và làm theo tư tưởng, đạo dức, phong cách Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo , giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội, ma túy, bảo vệ môi trường; giáo dục an toàn giao thông,… thông qua các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường .

Tổ chức tốt việc cho học sinh trải nghiệm ngay trong nhà trường và tại địa phương, học sinh có bài thu hoạch sau khi được trải nghiệm

* Tổ chức thực hiện:

BGH nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp Ban ĐDCMHS về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho tất cả học sinh toàn trường theo kế hoạch thời gian năm học của trường.

Phó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong năm ở trong và ngoài nhà trường.

Phân công PHT phụ trách hoạt động phong trào phối hợp với TPT của trường xây dựng kế hoạch cụ thể về hoạt động trải nghiệm, trình BGH và BĐDCMHS trường phê duyệt kế hoạch thực hiện.

Giao nhiệm vụ cho GVCN các khối lớp phối hợp với Ban đại diện hội cha mẹ học sinh các lớp, giáo viên bộ môn phối hợp để triển khai thực hiện các hoạt động trải nhiệm cho học sinh:

* Các hoạt động trải nghiệm chính trong năm học.

Tháng

Chủ điểm

Nội dung trọng tâm

Hình thức tổ chức

TG thực hiện

Người thực hiện

Lực lượng cùng tham gia

9

 

Truyền thống nhà trường

Hoạt động trải

 nghiệm: "Đêm hội

 trăng rằm".

Toàn trường

Chiều 14/8 âm lịch

BGH TPT

GVCN, Các

đoàn thể

trong trường

10

 

Truyền thống nhà trường

Tổ chức hoạt động trải nghiệm: Chúng em với trường lớp xanh, sạch, thân thiện và an toàn.

Toàn trường

Chiều

BGH TPT

GVCN, Các

đoàn thể trong trường

11

 

Tôn sư trọng đạo

Tổ chức hoạt động trải nghiệm: Chúng em với trường lớp xanh, sạch, thân thiện và an toàn.

Giao lưu văn nghệ chào mừng 20/11

Toàn trường

Sáng 19/11

BGH TPT

BGH, giáo

viên toàn

trường

12

 

Uống nước nhớ nguồn

Viếng nghĩa trang liệt sỹ; Nói cthành phố Hưng Yên

truyền thống

QĐNDVN.

Tổ chức hoạt động trải nghiệm: Tìm kiếm tài năng khiêu vũ thể thao.

Toàn trường

 

Sáng 22/12

 

Chủ tịch cựu chiến binh của xã

BGH,

ĐoànTN,

GV toàn

trường

1

 

Truyền thống dân tộc

Tổ chức học sinh

 tham quan trải

nghiệm: Làng VH

các dân tộc VN.

Toàn trường

Sáng 19

BGH TPT

GVCN

toàn trường

Phụ huynh học sinh

 

3

Tiến bước lên đoàn

Tìm hiểu về Đoàn

TNCSHCM

Hoạt động trải

nghiệm

Toàn trường

Sáng 26/3

 

TPT, BT đoàn

BGH,

GVCN, GV

toàn trường

4

 

Hòa bình hữu nghị

Tổ chức ngày hội đọc sách

Toàn trường

Sáng 4/4

TPT.

TTV

BGH,

GV toàn

trường

         5.3.4.2. Các câu lạc bộ, bồi dưỡng phát triển học sinh có năng khiếu.

Nhà trường giao cho giáo viên lựa chọn học sinh ở từng bộ môn nhận thức tốt, có năng khiếu ở tất cả các khối lớp để thành lập các câu lạc bộ:

                Câu lạc bộ Toán tuổi thơ.

                Câu lạc bộ em yêu Tiếng Việt,

                Câu lạc bộ Tiếng Anh,

                Nhóm bạn yêu thích hội họa, âm nhạc.

     Thành lập các Câu lạc bộ và phân công giáo viên phụ trách như sau:

Khối

Toán

Tiếng Việt

Tiếng Anh

Âm nhạc

Mĩ thuật

1

Nguyễn Thị Linh

Nguyễn Thị Mai Phi

 

Ngô Mỹ Linh

Nguyễn Thị Thanh Huyền

2

Hoàng Thị Ước

Trần Thị Thuận

 

Ngô Mỹ Linh

Nguyễn Thị Thanh Huyền

3

Lưu Thị Hồng Minh

Bùi Thị Hoa

Đồng Thị Thùy

Ngô Mỹ Linh

Nguyễn Thị Thanh Huyền

4

Vũ Thị Thu Hà

Trương Thị Hồng Vân

Đồng Thị Thùy

Ngô Mỹ Linh

Nguyễn Thị Thanh Huyền

5

Đặng Thị Hồng Hà

Bùi Thị Ái

Đồng Thị Thùy

Ngô Mỹ Linh

Nguyễn Thị Thanh Huyền

- Giao cho đồng chí Phó hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu:

- Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phân công giáo viên dạy, lên thời khóa biểu, kiểm tra giáo án của giáo viên.

- Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo công tác bồi dưỡng của tổ CM, giáo viên dạy.

- Cùng với tổ chuyên môn tham dự các buổi chuyên đề liên quan đến công tác bồi dưỡng học sinh

Đối với tổ chuyên môn:

- Chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình bồi dưỡng từng bộ môn của tổ và theo dõi tiến độ chương trình bồi dưỡng.

- Theo dõi chất lượng các lớp bồi dưỡng nhằm đảm bảo chất lượng đội tuyển, đánh giá đề xuất lựa chọn, bổ sung học sinh.

 Đối với giáo viên bồi dưỡng học sinh:

- Lập danh sách đội tuyển học sinh giỏi theo các môn

- Thực hiện đúng theo thời khoá biểu đã phân công

- Giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh phải có giáo án, kiểm tra vào thứ 6 hàng tuần. GV cần lựa chọn nội dung, phương pháp bồi dưỡng tốt nhất để bồi dưỡng HS đạt kết quả cao nhất.

- Thời gian thực hiện: Dạy vào buổi chiều theo lịch của nhà trường.

5.3.4.3. Phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn học.

Lập danh sách học sinh nhận thức chậm đối với môn Tiếng Việt, Toán. Trên cơ sở đó đồng chí Phó Hiệu trưởng phân công giáo viên phụ đạo học sinh nhận thức chậm. Cụ thể như sau:

Khối

Nội dung bồi dưỡng

Giáo viên phụ trách

1

Môn Toán, Tiếng Việt

Nguyễn Thị Linh, Nguyễn Thị Mai Phi.

2

Môn Toán, Tiếng Việt

Hoàng Thị Ước, Trần Thị Thuận.

3

Môn Toán, Tiếng Việt

Lưu Thị Hồng Minh, Bùi Thị Hoa.

4

Môn Toán, Tiếng Việt

Vũ Thị Thu Hà, Trương Thị Hồng Vân

5

Môn Toán, Tiếng Việt

Đặng Thị Hồng Hà, Bùi Thị Ái.

 

- Các môn học khác có học sinh nhận thức chậm giáo viên dạy có trách nhiệm

phụ đạo HS ngay trong giờ học, giờ truy bài

- Giao cho đc Phó hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh nhận thứ chậm, cụ thể:

 + Tổ chức thực hiện kế hoạch phụ đạo, phân công giáo viên dạy

          + Trực tiếp theo dõi, kiểm tra công tác phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn.

- Đối với Tổ chuyên môn: Theo dõi kết quả tiến bộ của hs yếu ở các môn học qua từng học kỳ, có giải pháp hỗ trợ giáo viên phụ đạo học sinh yếu.

- Đối với giáo viên phụ đạo:

 + Lập danh sách học sinh chưa đạt chuẩn do mình phụ trách, theo dõi sự tiến bộ của các em từ ý thức và qua kết quả học tập trong các giờ học.

          + Có trách nhiệm phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh thường xuyên động viên, khuyến khích các em học sinh tạo sự cố gắng thực sự trong học tập và rèn luyện ý thức đạo đức, nhằm kịp thời khắc phục tình trạng học sinh yếu kém, lười học tập...

 + Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn theo dõi sát, hướng dẫn phương pháp học tập, tổ chức truy bài đầu giờ, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ; thực hiện đôi bạn cùng tiến, nhóm bạn học tập...

          + Thời gian thực hiện: Trong các tiết học, các giờ truy bài.

5.4. Khung thời gian hoạt động trong ngày.

         Thứ 2,3,4,5 học 2 buổi/ngày, sáng 4 tiết, chiều 3 tiết

         Thứ 6 học 1 buổi. Thời gian mỗi tiết 35-40 phút.

Mùa

Buổi

Truy bài

Vào lớp

Ra chơi

Vào lớp

Tan học

Mùa đông

Sáng

07h15

07h30

08h50

09h15

10h35

Chiều

13h45

14h00

15h20

15h40

16h30

Mùa hè

Sáng

07h00

07h15

08h35

09h00

10h30

Chiều

13h45

14h00

15h20

15h40

16h30

 

Trên đây là báo cáo kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2019-2020, trường tiểu học Bảo Khê trân trọng báo cáo./.

 

       Nơi nhận:

- Phòng GD & ĐT  

- Các tổ CM và GV;

- Cổng TTĐT nhà trường;

- Lưu VT.

      TM. NHÀ TRƯỜNG

 

 

 


Tập tin đính kèm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết